Nệm Foam hiện nay là dòng sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn khá nhiều bởi tính năng tốt, có thể đem lại sự êm ái, thoải mái cho người nằm. Tuy nhiên, vì thời gian sử dụng có thể hơn 8 tiếng mỗi ngày nên chiếc nệm Foam cần được làm sạch thường xuyên để có thể loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn thường tích tụ ở bên trong.
Liệu quy trình vệ sinh làm sạch nệm Foam có khó hay không? Cần lưu ý điều gì trong quá trình làm sạch này cũng như những lợi ích của việc thường xuyên vệ sinh nệm Foam là gì? Hãy cùng Samick tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Cách vệ sinh làm sạch nệm Foam như thế nào?
Sự thật là mỗi ngày chúng ta có thể dành từ 7 – 9 tiếng trên giường, với quãng thời gian khá dài này thì bụi bẩn, tế bào chết và mồ hôi từ cơ thể sẽ có cơ hội tích tụ lại bám trên nệm. Yếu tố này cùng với thói quen sinh hoạt trong quá trình sử dụng nệm chính là nguyên nhân hàng đầu đẩy nhanh “sự lão hóa chất liệu” chăn ga gối nệm nói chung. Chính vì vậy, các chuyên gia đều khuyên bạn nên thường xuyên vệ sinh làm sạch nệm định kỳ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sức khỏe bản thân.
Với đặc tính mềm mại êm ái vượt trội, độ đàn hồi và nâng đỡ tốt thì nệm Foam hiện đang dần trở thành dòng sản phẩm nội thất phòng ngủ được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Cũng như các loại nệm khác thì dòng nệm Foam cũng cần sự bảo quản kỹ càng từ người sử dụng để đảm bảo chất lượng cũng như kéo dài “tuổi thọ” được lâu dài.
Và một trong những cách bảo quản nệm Foam tốt nhất chính là việc vệ sinh, làm sạch nệm thường xuyên. Tham khảo 2 cách vệ sinh làm sạch nệm Foam sau nhé!
Dùng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn li ti trên nệm
Nệm Foam là loại nệm được làm từ chất liệu Foam hay còn gọi là bọt xốp với phần lõi được sản xuất từ chất liệu bọt khí (Polyurethane) do các phản ứng hóa học tạo thành. Các dòng nệm Foam cao cấp có độ đàn hồi tốt và độ bền cao, thoáng khí, an toàn cho sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường.
Nệm Foam có vải bọc bên ngoài đa phần đều có những lỗ với đường kính rất nhỏ tạo thành các đường hoa văn nhằm gia tăng sự sang trọng và thính thẩm mỹ cho tấm nệm. Tuy nhiên, đây cũng là nơi lý tưởng để bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ, hầu như bạn rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường và lau sạch chúng bằng những dụng cụ đơn giản như khăn, giấy, v.v….
Vì thế việc sử dụng máy hút bụi loại lớn hoặc loại cầm tay mini đều sẽ giúp bạn loại bỏ những bụi bẩn li ti trên bề mặt nệm Foam một cách tốt nhất. Khuyến khích bạn nên sử dụng máy hút bụi để vệ sinh nệm Foam định kỳ khoảng 1 – 2 tuần/ 1 lần để đảm bảo giữ cho nệm luôn thoáng khí, sạch sẽ. Máy hút bụi cũng sẽ giúp bạn loại bỏ những sợi tóc rụng hoặc lông thú cưng (nếu có) trên bề mặt nệm, việc này rất cần thiết nếu người dùng có vấn đề về đường hô hấp.
Nếu bạn sử dụng máy hút bụi nước để làm sạch nệm Foam thì cần lưu ý hãy đảm bảo nệm luôn khô ráo trước khi tiến hành vệ sinh. Thông thường, tùy thuộc vào độ dày của tấm nệm Foam mà bạn sẽ cần đợi trong khoảng 10 – 24 giờ để nệm được khô hoàn toàn.
Sử dụng máy hút bụi chính là cách đơn giản nhất để vệ sinh cho nệm Foam khỏi bụi bẩn hoặc vi khuẩn tích tụ, đây cũng là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và người thân.
Cách làm sạch vết bẩn trên nệm Foam
Mặc dù nệm Foam có lớp vỏ bọc bên ngoài, thậm chí bạn có sử dụng thêm lớp ga trải giường thì đôi khi vẫn sẽ có vết bẩn tồn tại trên bề mặt nệm nhà bạn. Đây có thể là do các chất lỏng hoặc mồ hôi cơ thể trong quá trình sinh hoạt đã ngấm qua lớp vải bao bọc bảo vệ bên ngoài để lại.
Chính vì thế, ngay khi phát hiện ra vết bẩn thì bạn có thể nhanh chóng xử lý để cải thiện, tránh những vết bẩn này trở nên “cứng đầu” hơn. Những vết bẩn, vết ố này càng để lâu sẽ càng bám dính và khó để loại bỏ, thậm chí còn lan rộng hơn.
Bạn có thể xịt trực tiếp dung dịch tẩy rửa lên vết bẩn trên bề mặt nệm và khăn lau. Lưu ý, không được xịt quá nhiều dung dịch tẩy rửa lên bề mặt nệm vì nệm Foam có thể hấp thụ chất lỏng rất tốt và dễ dàng tạo ra các vấn đề nấm mốc, hình thành vi khuẩn. Sauk hi xịt chất tẩy lên khăn lau thì tiến hành chuyển động khăn theo hình tròn để làm mờ vết bẩn, sau đó dùng một chiếc khăn trắng khô khác để lau sạch hết cặn chất bẩn và đồng thời giảm lượng ẩm còn lại. Đối với các vết bẩn, vết ố đã lâu và “cứng đầu” hơn thì bạn hãy lặp lại quy trình này nhiều lần cho đến khi chúng được loại bỏ hoàn toàn.
Khăn lau thì bạn nên sử dụng vải trắng, vì khăn màu sắc có thể khiến màu nhuộm loang lổ trên nệm sau khi chúng đã được thấm ướt bởi dung dịch tẩy rửa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dung dịch giấm thay vì hóa chất để làm sạch nệm Foam, như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn cho tay người.
Với những vết bẩn nghiêm trọng hơn như vết dầu mỡ, vết nước tiểu, chất nôn của em bé hoặc vật nuôi thì bạn hãy sử dụng một lượng lớn giấm thực hiện quy trình trên nhiều lần. Sau đó lau khô khu vực vệ sinh này bằng khăn giấy và phủ một lớp baking soda lên phía trên để thấm hút chất lỏng, khử mùi. Khoảng 8 tiếng sau thì bạn đừng quên dùng máy hút bụi để hút hết Baking soda ra khỏi nệm nhà mình nhé!
Lợi ích của việc thường xuyên vệ sinh nệm Foam
Việc vệ sinh nệm Foam định kỳ thường xuyên không chỉ giúp làm sạch nệm mà còn có một số lợi ích dưới đây:
+ Tăng tuổi thọ cho nệm Foam
+ Giảm lượng bụi bẩn, mạt bụi để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như đường hô hấp của người dùng
+ Hạn chế tình trạng nấm mốc phát triển
+ Cải thiện chất lượng không khí ở phòng ngủ
+ Giảm nguy cơ các bệnh về da do dị ứng.
Cách làm tăng tuổi thọ cho nệm Foam
Nệm foam thường có độ bền trung bình khoảng 5 năm, các dòng cao cấp hơn như nệm Foam Cosy của Samick có thể chăm sóc giấc ngủ của bạn lên tới 7 – 10 năm, tất nhiên để đạt được thời gian tuổi thọ này thì bạn cần có những giải pháp bảo quản cũng như cách sử dụng đúng cách.
+ Sử dụng phụ kiện nệm
Các dòng sản phẩm phụ kiện nệm hiện nay khá phổ biến, tiêu biểu như: topper, tấm bảo vệ, lót bảo vệ, ga chống thấm, v.v… Sử dụng các phụ kiện nệm này cách thức đơn giản và an toàn nhất để ngăn ngừa nệm Foam bị tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân khác.
Tuy nhiên các loại phụ kiện nệm đều cần phải làm sạch thường xuyên, nếu không sẽ trở thành nguyên nhân gây kích ứng và các loại bệnh hô hấp khác.
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để bảo vệ nệm Foam và kéo dài “tuổi thọ” thì một vài thói quen tai hại như: ăn uống trên giường, mới vận động thể dục xong đã leo lên giường, chưa rửa chân sạch đã đi ngủ hoặc ngủ cùng thú cưng, v.v…tốt nhất bạn nên hạn chế và thay đổi nhé!
Việc ăn uống trên giường có thể khiến những mẩu thức ăn rơi vãi thu hút nhiều loại vi khuẩn và cả côn trùng đến trú ngụ trên nệm hoặc gây ra những vết bẩn cứng đầu. Giường nệm tuy là nơi phục vụ việc nghỉ ngơi nhưng có lẽ bạn nên làm sạch cơ thể trước khi nằm lên để giảm bớt lượng mồ hôi, dầu cơ thể và bụi bẩn bám lên bề mặt nệm.
Nếu bạn đang muốn có thể sử dụng tối đa giá trị từ chiếc nệm Foam thì việc vệ sinh làm sạch nệm là một bước rất quan trọng và cần phải thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, việc đầu tư cho mình một chiếc nệm cao cấp, chất lượng tốt cũng là cách để bạn đảm bảo sức khỏe và giấc ngủ của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ bán nệm Foam nói riêng và các loại nệm cao cấp chính hãng khác thì hãy ghé thăm website hoặc liên hệ để được Samick Furniture tư vấn nhé!