Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng. Tình trạng đột quỵ trước đây thường gặp ở người cao tuổi và mắc một số bệnh như về tim mạch, béo phì,… tuy nhiên đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm có thể giúp chúng ta tìm ra cách xử lý và có những điều chỉnh thói quen sinh hoạt kịp thời.
Bên cạnh đó nếu gặp tình huống trên thì có thể giúp ích trong việc cứu sống bản thân và những người xung quanh. Thông qua bài viết này, hãy cùng Samick tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh đột quỵ và những dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất nhé!
Nội dung bài viết
Triệu chứng đột quỵ là gì? Những thời điểm dễ bị đột quỵ nhất
Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Quá trình cung cấp máu não bị gián đoạn hoặc sụt giảm đáng kể có thể khiến não bộ bị thiếu oxy không đủ dinh dưỡng nuôi tế bào và bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu tình trạng này xảy ra trong vài phút sẽ khiến tế bào não chết dần và gây nên các dấu hiệu đột quỵ.
Đột quỵ có 2 nguyên nhân chính là do thiếu máu và do xuất huyết. Trong đó nguyên nhân thiếu máu cục bộ chiếm 85% trong các ca bị đột quỵ. Những triệu chứng của đột quỵ chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài vài phút. Thời điểm dễ bị đột quỵ nhất là khoảng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ sáng. Những cơn đột quỵ thường xảy ra vào lúc sáng sớm vì đây là lúc máu đặc nhất trong ngày.
Nhận biết những dấu hiệu đột quỵ sớm để chủ động phòng tránh
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp lại với nhau. Những dấu hiệu này thường không kéo dài hoặc diễn tiến rất nhanh nên khi phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào của bệnh nhân thì lập tức có biện pháp cấp cứu nhanh chóng. Bệnh đột quỵ có thể dẫn đến khuyết tật hoặc tử vong nếu người bệnh không được cứu chữa kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu đột quỵ đặc trưng bạn có thể nhận biết sớm như:
- Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên bị chảy xệ, khi cười sẽ bị méo mó. Có thể để bệnh nhân cười để quan sát dấu hiệu đột quỵ.
- Đột ngột khó cử động hoặc không thể cử động tay, chân và yếu liệt một bên cơ thể. Kiểm tra bằng cách bảo bệnh nhân giơ hai tay lên cao và so sánh. Trong trường hợp hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ
- Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ do méo miệng. Yêu cầu người bệnh nói những câu cơ bản để kiểm tra xem họ có dấu hiệu đột quỵ hay không.
- Giảm thị lực đột ngột, bị mờ mắt không rõ nguyên do, hôn mê, mất thăng bằng và mất ý thức.
- Bỗng nhiên đau đầu dữ dội, chóng mặt, không bị yếu liệu chi nhưng không thể tự ngồi xuống hay đi đứng như người bình thường.
Xem thêm: Đêm ngủ hay bị tê tay có nguy hiểm không?
Cách sơ cứu khi người bị đột quỵ
Tình trạng đột quỵ sẽ diễn ra trong vòng vài phút và đó là thời điểm quan trọng nhất để cứu sống nạn nhân. Chính vì thế khi bắt gặp người bệnh người bị đột quỵ cần tiến hành sơ cứu ngay tại nhà bằng cách sau:
- Gọi điện cấp ngay lập tức cho cấp cứu 115
- Trong thời gian chờ cấp cứu hãy để phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng góc 45 độ so với cơ thể. Điều này giúp bệnh nhân tránh bị sặc đường thở gây nguy hiểm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng, mở phần cổ áo để kiểm tra hô hấp của bệnh nhân. Cần tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh ngừng tim.
- Sử dụng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, nước miếng trong miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị co giật phải lấy chiếc đũa đã được quấn vải để ngáng ngang miệng giúp người đột quỵ tránh cắn vào lưỡi.
- Ghi chú thời điểm xuất hiện dấu hiệu đột quỵ bất thường và những loại thuốc người bệnh đang dùng, mang theo toa thuốc nếu có.
Ngoài việc phát hiện các dấu hiệu đột quỵ để tiến hành sơ cứu kịp thời thì cần lưu ý tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc hay ăn bất cứ thứ gì. Ngoài ra không cạo gió hay chích kim lên 10 đầu ngón tay và ngón chân của người bị đột quỵ.
5 cách phòng tránh dấu hiệu đột quỵ
Bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu thì xây dựng lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi. Áp dụng ngay 5 cách siêu đơn giản mà hiệu quả dưới đây để nâng cao sức khỏe và tinh thần vui tươi mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Sử dụng thực phẩm không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý về tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với nguồn thực phẩm tươi ngon sẽ giúp bạn tránh khỏi các dấu hiệu đột quỵ và bệnh lý khác. Có thể xây dựng lối sống lành mạnh bằng những thực phẩm như:
- Ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại đậu, ngũ cốc
- Thịt trắng, hải sản bổ sung nguồn protein rất lớn cho cơ thể
- Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, nhiều gia vị, đồ chiên xào, thức ăn nhanh
- Hạn chế đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường và phẩm màu
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây
Xem thêm: 10 Loại Thực Phẩm Giúp Ngủ Ngon Tốt Nhất
7 Mẹo Trị Ngủ Ngáy Tuy Đơn Giản Mà Cực Kỳ Hiệu Quả
Tập thể dục hàng ngày
Dành ra 30 phút mỗi ngày và ít nhất 4 ngày mỗi tuần để tham gia tập thể dục, vận động. Điều này giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn phấn chấn. Tập thể dục thường xuyên còn giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ ở những người lớn tuổi.
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ làm tăng huyết áp và áp lực khiến mạch máu bị vỡ khiến các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện. Chính vì thế cần giữ ấm cho cơ thể trong thời gian giao mùa, đặc biệt là người lớn tuổi. Sử dụng trà tâm sen, trà gừng nóng vừa tăng cường sức khỏe vừa giữ ấm cơ thể hiệu quả trong những ngày se lạnh.
Xem thêm: Tâm sen – Thần dược trị mất ngủ hiệu quả hậu Covid
Không hút thuốc lá
Thuốc là gây hại rất lớn đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ ở những người thường xuyên hút thuốc. Mùi thuốc còn ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Các dấu hiệu đột quỵ ở người hút thuốc sẽ xuất hiện sớm hơn những người không hút thuốc. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe và tính mạng của người hút thuốc sẽ không được đảm bảo.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhiều người thường bỏ qua các đợt khám sức khỏe định kỳ vì cho rằng điều này không cần thiết. Tuy nhiên việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện các yếu tố và dấu hiệu đột quỵ. Do đó có thể chủ động can thiệp để phòng tránh đột quỵ và bảo toàn tính mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ vô cùng quan trọng với những người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, đái tháo đường. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bị đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện ở bất cứ ai do đó không nên chủ quan khi có dấu hiệu bất thường. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh với khung giờ đi ngủ khoa học sẽ giúp bạn hạn chế các nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Giấc ngủ ngon giúp cơ thể hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín với các sản phẩm chất lượng cho giấc ngủ thì đừng ngần ngại liên hệ với Samick Furniture, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ cho bạn những sản phẩm tốt nhất cho sức khoẻ của bạn.
Samick Furniture – Nằm là thích
Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
Email: samickdesign@gmail.com
Hotline: 0899 306 148
Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn
Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/