Văn hóa trà đạo là một nét đẹp văn hóa của các nước Á Đông. Hương vị đặc biệt trong từng chén trà được tạo nên từ nguyên tắc trà đạo của mỗi đất nước. Văn hóa thưởng trà Việt Nam có đôi nét đơn giản hơn các chuẩn mực trà đạo Nhật Bản.
Điều đó đã tạo nên vẻ đẹp mộc mạc và chân thật cho nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về trà đạo, mời bạn đọc cùng Samick khám phá rõ hơn về nét văn hóa này trong bài viết dưới đây nhé !
Văn hoá trà đạo Việt Nam
Có thể thấy rằng văn hóa trà đạo của người Việt chứa đựng sự giản dị và thuần khiết vô cùng. Trong nghệ thuật trà đạo Việt Nam, mọi người thường mời nhau chén trà để nhâm nhi những thế sự xung quanh. Sự gần gũi, mộc mạo đã tạo nên vẻ đẹp tinh tế trong văn hóa uống trà lâu đời của người dân.
Sự bình dị trong nghệ thuật trà đạo Việt Nam không đồng nghĩa với sự cẩu thả, qua loa. Gọi người pha trà là một nghệ nhân thực thụ vì họ đã tinh tế tạo ra những tách trà thơm ngon tròn vị. Một tách trà ngon phải trả qua 5 nguyên tắc “Nhất thủy – Nhị trà – Tam pha – Tứ ấm – Ngũ quần anh”
- Nhất thủy: Ám chỉ phần nước pha trà ngon thường được hứng giữa trời, nước từ những con suối thiên nhiên hoặc từ giếng sâu. Nước pha trà nên được đun bằng than đến khi sôi để tránh làm mất hương vị trà.
- Nhì trà: Việc lựa chọn trà quyết định rất nhiều đến mùi vị của tách trà. Trà ngon cần đạt đủ 5 tiêu chí ngũ quý như: sắc, thanh, vị, khí, thần. Yếu tố quan trọng nhất là chữ “thần” ám chỉ sự hấp dẫn của trà đối với người uống.
- Tam bôi: Chén hạt mít, chén mắt trâu rất được ưa chuộng trong văn hóa trà đạo của Việt Nam. Trước khi rót cần tráng chén uống trà qua nước sống để làm nóng và vệ sinh sạch sẽ.
- Tứ bình: Ấm pha trà đa dạng với nhiều kiểu dáng tùy vào cách thưởng trà của người dùng. Sử dụng một ít nước sôi để rửa trà trước khi pha vào ấm và đổ nước đi. Sau đó hãm trà đến khi trà nở đều và tỏa ra mùi thơm lôi cuốn.
- Ngũ quần anh: Từ này dùng để chỉ bạn trà, những người cùng nhâm nhi và thưởng thức tách trà ngon. “Trà ngon phải có bạn hiền” thể hiện sự tâm đắc của người pha trà cùng những người bạn đàm đạo.
Văn hoá trà đạo Nhật Bản
Đối với người Nhật, trà đạo là nơi thể hiện sự thanh lọc tâm hồn, rèn luyện tâm tính. Các nguyên tắc nhất định trong văn hóa trà đạo Nhật Bản đã tạo nên một nét đẹp thưởng trà vô cùng độc đáo. Người nghệ nhân pha trà cần tuân thủ 4 nguyên tắc “Hòa – Kính – Thanh – Tịnh”:
- Hòa: Sự hài hòa, kết nối giữ thiên nhiên với con người, giữa người uống trà với người pha trà để tạo nên mối quan hệ gần gũi với nhau.
- Kính: Tôn trọng và thành kính với mọi người xung quanh và với từng dụng cụ để pha trà.
- Thanh: Thanh khiết, bao dung với vạn vật xung quanh là nét đẹp trong văn hóa trà đạo Nhật Bản. Mỗi tách trà thơm ngon đều mang ý nghĩa khiêm nhường với vạn vật xung quanh.
- Tịnh: Để nếm được trọn vẹn hương vị trà, tâm hồn cần có sự vắng lặng, thanh tịnh để mang đến cảm giác an nhiên trong cuộc sống.
Những loại trà thường được sử dụng trong văn hoá trà đạo
Mục đích của văn hóa trà đạo đều hướng con người đến sự bình yên trong tâm hồn. Để tạo nên một tách trà thơm ngon hảo hạng thì bước chọn trà cũng vô cùng quan trọng. Tại Việt Nam có 3 loại trà rất được ưa chuộng như:
- Trà tươi: Lá và búp trà tươi hái trên cây trà được rửa sạch và hãm trong nước ấm nên vẫn còn vị chát nhẹ và thanh mát.
- Trà khô: Búp trà tươi được hong khô hoàn toàn với hương vị đậm đà và mùi thơm lôi cuốn.
- Trà hương: Đây là loại trà đặc trưng của người Việt khi kết hợp cùng nhiều loại hoa thơm. Trà sẽ được ướp với hoa mang đến mùi hương đặc sắc mỗi khi thưởng thức. Một số loại trà hương nổi tiếng như: trà sen lài, trà hoa sứ, trà ngũ hương
Nếu bạn muốn trải nghiệm hương vị trà đạo truyền thống của Nhật Bản thì có thể sử dụng một số loại trà đặc trưng như:
- Trà búp Mecha: Được mệnh danh là loại trà hảo hạng nhất trong văn hoá đạo trà của Nhật Bản. Loại trà này thường được thưởng thức trong các buổi tiệc trà đạo với hương vị ngọt tự nhiên.
- Trà xanh Sencha: Lá trà vẫn giữ nguyên được hương thơm đặc trưng cùng mùi vị dịu nhẹ cho các buổi thưởng cùng trà gia đình, bạn bè,
- Trà Bancha: Có vị chát nhẹ và mùi thơm phảng phất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và trị được bệnh hôi miệng.
- Trà xanh Ryokucha: Trà có hương vị nhẹ, không quá chát và có thể kết hợp cùng chanh, nhân sâm để tạo mùi vị đậm trà hơn.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về văn hóa trà đạo truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản. Nếu bạn thường gặp chứng khó ngủ, mất ngủ có thể tham khảo thêm:
Tâm sen – Thần dược trị mất ngủ hiệu quả hậu Covid
Uống nước gì để dễ ngủ? 6 loại thức uống giúp ngủ ngon hơn
Samick Furniture – Nằm là thích
Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
Email: samickdesign@gmail.com
Hotline: 0899 306 148
Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn
Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/