Tê tay có thể gây gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng tới sinh hoạt trong cuộc sống. Tình trạng này có thể kéo dài nếu người bệnh không tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị. Ngoài ra các cơn đau nhức vùng tay còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Hôm nay hãy cùng Samick tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây tê bì tay và giải pháp khắc phục nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn đến ngủ dậy bị tê tay
Tê tay xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép gây cảm giác tê liệu và đau châm chích vô cùng khó chịu. Hiện tượng này có thể xảy ra vào cả ban đêm và ban ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nằm sai tư thế gây tê tay
Theo nhiều nghiên cứu thì nằm nghiêng là tư thế ngủ yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên tư thế nằm nghiêng gối tay lên đầu khi ngủ lại là nguyên nhân hàng đầu gây tê tay. Ngoài ra thói quen vòng tay làm gối trong giờ nghỉ trưa cũng gây cảm giác tê cứng tay khi dậy. Lúc này các dây thần kinh tại cổ tay bị chèn ép gây tổn thương và rối loạn cảm giác. Đồng thời quá trình lưu thông máu cũng bị cản trở nếu vùng tay bị đè nén trong thời gian dài.
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay còn khá xa lạ với nhiều người nhưng lại là nguyên nhân gây tê tay nghiêm trọng. Bệnh lý này thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai và người phải vận động liên tục thời gian dài. Điều này gây nên tình trạng rối loạn hệ thần kinh ngoại vi bởi viêm bao hoạt dịch thứ phát.
Những người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ có cảm giác đau râm ran và tê liệt cả 2 tay. Cơn đau tê tay thường bộc phát vào đêm gây ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra cơn đau còn lan sang các vùng lân cận nếu không được chữa trị kịp thời.
Thiếu chất dinh dưỡng
Cơ thể chúng ta cần một lượng dinh dưỡng nhất định mỗi ngày để tái tạo nguồn năng lượng sống. Nếu bạn thường xuyên bị tê nhức tay, chân thì đó là biểu hiện của tình trạng thiếu dưỡng chất. Khi về già, các cơn tê tay sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu cơ thể thiếu hụt Vitamin B12. Đây là loại Vitamin đóng vai trò quan trọng trong hình thành hồng cầu và thúc đẩy lưu thông máu.
Để có một giấc ngủ ngon mỗi đêm, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đừng quên bổ sung thêm Kali và Magie cho cơ thể nếu gặp phải triệu chứng tê tay nhé!
Bệnh tiểu đường
Hiện tượng tê tay có thể xuất hiện ở bất cứ ai, đặc biệt là các bệnh nhân mắc tiểu đường. Lượng đường trong máu khi tăng cao sẽ tác động tới dây thần kinh và ảnh hưởng tới tốc độ dẫn truyền. Cũng từ đó bao Myelin sẽ bị tổn thương gây nên chứng rối loạn cảm giác vô cùng khó chịu. Ngoài ra, tiểu đường còn gây cản trở lưu thông máu dẫn đến hiện tượng tê tay chân.
Bệnh lý về tim mạch
Tim là bộ phận quan trọng thúc đẩy quá trình tuần hoàn và lưu thông máu đi khắp cơ thể. Khi tim gặp vấn đề thì vùng tay có thể bị tê bì do không đủ lượng máu cần thiết. Do đó những người mắc bệnh tim mạch thường phải trải qua cảm giác tê tay trong thời gian dài. Trong trường hợp tình trạng tê bì tay, chân khi ngủ dậy kéo dài thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám.
Giải pháp khắc phục tình trạng đêm ngủ hay bị tê tay
Hiện tượng tê tay không chỉ mang đến cảm giác khó chịu mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Với 5 giải pháp khắc phục dưới đây, cơn đau tê liệt tay sẽ nhanh chóng được xoa dịu.
Kéo căng phần tay bị tê bì
Để giảm cơn đau tê tay trong thời gian ngắn, hãy thực hiện thao tác kéo căng bàn tay ra phía ra. Mục đích chính của động tác này là hỗ trợ lưu thông máu và giảm khó chịu nhanh chóng. Cần lưu ý kéo căng bàn tay với lực kéo phù hợp để tránh tổn thương phần cổ tay.
Massage nhẹ nhàng
Do tính chất công việc nên nhiều người phải ngồi làm viết, sử dụng máy tính và viết bài trong thời gian dài. Lúc này vùng cơ tay và cổ tay có thể bị tê liệt, mất cảm giác. Hãy dành một vài phút nghỉ ngơi và massage nhẹ nhàng vùng tay theo các chuyển động tuần hoàn. Việc này giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn vùng cơ tay. Nếu bạn muốn có một làn da tay mềm mại thì có thể kết hợp massage với một chút dầu dừa hoặc oliu.
Xoa bóp và ngâm tay trong nước ấm
Nhiệt độ có thể giúp xoa dịu cơn đau tê tay và vùng cơ bị căng cứng một cách hiệu quả, nhanh chóng. Hơi nóng cũng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu làm nới lỏng các vùng cơ tay, chân bị chèn ép. Chính vì thế nhiều người lựa chọn phương pháp xoa bóp và ngâm tay trong nước ấm để giảm đau. Khi ngâm tay nên sử dụng nước ấm có mức nhiệt phù hợp để cơ tay được thả lỏng nhất có thể.
Điều chỉnh tư thế nằm
Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ giúp tăng sự thoải mái và giảm thiểu tình trạng tê liệt các vùng trên cơ thể. Sử dụng gối êm ái có độ cao vừa phải để nâng đỡ vùng cổ và mang đến giấc ngủ trọn vẹn. Không nên dùng tay gối đầu hoặc gây áp lực lên vùng tay khi ngủ.
Thay đổi chế độ ăn uống
Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần hứng khởi. Người thường xuyên bị tê cứng tay có thể bổ sung dưỡng thực phẩm sau đây vào khẩu phần ăn mỗi ngày:
- Thực phẩm Vitamin D: Nấm, tôm, rau cải xanh…
- Thực phẩm Canxi: Sữa, trứng, các loại đậu…
- Thực phẩm Axit folic: Ngũ cốc, bánh mì…
Ngoài ra các loại gia vị cũng góp phần thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu giảm tê tay. Nghệ và quế là các loại gia vị quen thuộc chứa hàm lượng lớn Kali và vitamin B. Sử dụng hàm lượng vừa đủ có tác dụng tăng cường lưu lượng máu cho cơ thể.
Người bị tê tay khi ngủ dậy có thể xoa dịu cơn đau nhanh chóng với công thức như sau:
- Nghệ: Pha một thìa cà phê bột nghệ với sức nóng, thêm một chút mật ong và uống 1 lần/ngày.
- Quế: Pha một thìa cà phê bột quế cùng nước ấm và uống 1 lần/ngày.
Vận động thường xuyên cũng là một cách đối phó hiệu quả với chứng tê tay. Các bài tập Yoga, Pilates hoặc chạy bộ nhẹ có khả năng thúc đẩy lưu lượng máu và giảm tê cứng tay nhanh chóng.
Hy vọng với những thông tin do Samick chia sẻ, quý độc giả sẽ có những giấc ngủ ngon mỗi đêm và tinh thần khỏe khoắn cho ngày mới. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới:
Samick Furniture – Nằm là thích
Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
Email: samickdesign@gmail.com
Hotline: 0899 306 148
Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn
Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/