Sức khỏe của trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai đã và đang làm mẹ. Bên cạnh các vấn đề thường trực như sữa, bỉm,… thì trẻ khó ngủ về đêm cũng là một chủ đề thu hút được nhiều sự quan tâm. Vậy trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao? Nếu vẫn còn băn khoăn. Đừng bỏ qua bài viết hôm nay của Samick Furniture chia sẻ nguyên nhân trẻ khó ngủ chi tiết và đầy đủ dưới đây nhé!
Tổng quan giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Bên cạnh việc bú mẹ, vì là trẻ sơ sinh nên giấc ngủ luôn chiếm một phần vô cùng lớn và cực kỳ quan trọng. Dựa trên thống kê, trẻ sơ sinh có thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là 18 giờ. Nếu không đảm bảo được tiêu chuẩn trên, rất có thể trẻ sau này sẽ gặp vấn đề về sức khỏe và tăng trưởng.
Bạn có thực sự hiểu rõ về giấc ngủ của trẻ?
Kể từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tối thiểu từ 16 giờ đến 18 giờ mỗi ngày. Bé sẽ ngủ chia đều theo giấc ngắn từ 2 giờ đến 4 giờ. Sau đó, khi đã đủ tuần tuổi, cụ thể là tuần thứ 4 trở đi thì trẻ sơ sinh sẽ ngủ 14 giờ trong ngày. Từ thông tin trên, bố mẹ bỉm sữa có thể tham khảo và đánh giá trẻ khó ngủ về đêm không.
Bạn cần lưu ý, giấc ngủ trẻ sơ sinh không giống với giấc ngủ của trẻ lớn và người lớn. Mỗi một giai đoạn tăng trưởng sẽ có những biểu hiện về giấc ngủ khác nhau. Theo AAP – Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ thì được chia thành 5 chu kỳ:
- Giai đoạn 1: Xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ: Mắt lim dim, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu bước vào giấc ngủ. Giai đoạn này còn gọi là ngủ hoạt động – REM. Bé sẽ thường xuyên bị giật mình, lật người, lòng mắt chuyển động dù mi mắt đã nhắm. Nhịp thở không đều.
- Giai đoạn 3: Giấc ngủ thường. Trẻ sơ sinh sẽ giảm cử động và thở nhẹ nhàng, đều đặn hơn.
- Giai đoạn 4: Trẻ bước vào quá trình ngủ sâu (non REM). Bạn sẽ khó đánh thức trẻ. Dấu hiệu trẻ thở sâu, đều hơn và không động đậy.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm?
Thay vì ngủ từ 90 – 100 phút như người lớn thì trẻ sơ sinh sẽ có chu kỳ ngủ tối đa 50 phút. Đây chính là lý do vì sao bé dễ bị thức hơn so với các độ tuổi khác. Bố mẹ cần chú ý, nếu nhịp tim và nhịp thở trong quá trình ngủ của trẻ không đều. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ đột tử cực kỳ cao.
Trước khi tìm hiểu cách chữa trẻ khó ngủ về đêm thì bạn cần nắm được các nguyên nhân trẻ khó ngủ. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những lý do vì sao trẻ sơ sinh khó ngủ. Việc tìm hiểu kỹ càng sẽ giúp cho bạn tránh được những rủi ro tưởng chừng là vô hại đối với bé.
Nguyên nhân về sinh lý
Sinh lý luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối sức khỏe con người ở mọi độ tuổi, đặc biệt là sơ sinh. Theo các chuyên gia, giấc ngủ của trẻ được phân chia thành giai đoạn chính là như dưới đây:
- Rapid Eye Movement – REM (Giấc ngủ mắt chuyển động nhanh): Khi bước vào quá trình ngủ này, trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện về hơi thở và nhịp tim nhanh hơn so với bình thường.
- Non Rapid Eye Movement – NREM (Giấc ngủ mắt không chuyển động nhanh): Giai đoạn NREM và REM ở thường tương đương nhau, không chênh lệch quá nhiều so với người lớn. Chính thì thế mà ở giai đoạn REM, bé thường sẽ bị giật mình nếu có tác động ngoại cảnh.
Ngoài ra, nguyên nhân trẻ khó ngủ cũng có thể bắt nguồn từ việc bú quá no hoặc không đủ no. Bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu khác nhau về bệnh như đau bụng, tiêu hóa,… (Đối với trẻ đang uống sữa ngoài).
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân sinh lý thì rất có thể trẻ sơ sinh sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến bệnh lý. Dưới đây là một số trường hợp có khả năng xảy ra dẫn đến trẻ khó ngủ về đêm mà bố mẹ cần lưu ý:
- Thiếu các chất dinh dưỡng (vi chất): Cơ thể của trẻ sơ sinh được xem như “tiền đề” cho sự phát triển sau này. Bạn nên lưu ý về các dưỡng chất như Sắt, Canxi, Kẽm, Sắt,… Nếu thiếu các yếu tố trên, bé rất dễ rơi vào tình trạng còi xương, không kiểm soát được giấc ngủ.
- Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn: Cơ quan chức năng của trẻ sơ sinh thường chưa được hoàn thiện. Đây được xem là điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập một cách dễ dàng hơn. Khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường như khó thở, thở bằng miệng, thở đứt hơi,.. thì rất có thể bé sẽ bị mắt phải bệnh lý viêm mũi, viêm phổi,.. Nếu còn kéo dài sẽ dẫn đến trường hợp trẻ khó ngủ về đêm.
- Thừa cân/Béo phì: Dù ở trẻ sơ sinh hay bất kỳ lứa tuổi nào. Khi gặp phải bệnh lý béo phì, đường hô hấp sẽ bị bị đại. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng như khó thở. Trẻ khó ngủ sẽ phải thở bằng miệng nên giấc ngủ không thể sâu hơn bình thường.
- Mộng du: Trẻ sơ sinh khi gặp phải trường hợp này sẽ thường bật dậy giữa giấc. Khua tay chân liên tục trong quá trình ngủ. Lúc giật mình tỉnh giấc, bé sẽ quấy khóc, dễ sợ hãi người lạ.
Những nguyên nhân trẻ khó ngủ khác
Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý và sinh lý được chia sẻ như trên, bạn cũng không nên chủ quan. Dưới đây là một số lý do trẻ khó ngủ về đêm khác mà bố mẹ nên tham khảo:
- Do bỉm đầy/tã ướt: Da trẻ thường rất nhạy cảm. Chính vì thế mà các tác động vật lý như ga giường, quần áo, tã bỉm không sạch sẽ thường khiến bé khó chịu, không yên giấc.
- Môi trường ngoại cảnh xung quanh: Tại thời điểm trẻ ngủ, bạn nên lưu ý những âm thanh như nhạc xập xình, ồn ào từ phía thi công,… Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ và giật mình giữa giấc.
- Ánh sáng/đèn ngủ trong phòng không tương thích với mắt trẻ.
- Nhiệt độ phòng không phù hợp hoặc chưa đủ để đối phó với khí hậu khắc nghiệt bên ngoài.
- Trẻ ngủ ban ngày quá nhiều dễ dẫn đến trẻ khó ngủ về đêm. Điều này rất dễ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Trẻ ngủ không sâu giấc vì đói. Thường tỉnh dậy và khóc quấy để đòi bú sữa mẹ.
Có thể bạn quan tâm: Kinh nghiệm mua nệm cho bé sơ sinh tốt nhất mẹ nên biết
Cách chữa trẻ khó ngủ về đêm
Bên cạnh việc hiểu rõ các nguyên nhân khiến trẻ gặp phải tình trạng khó ngủ thì bố mẹ cũng cần nắm chắc cho mình những kiến thức về cách chữa trẻ khó ngủ về đêm để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
Tạo lập thói quen ngủ cho trẻ từ sớm
Dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều nên tạo lập thói quen ngủ sớm. Bạn nên cho con tắm nước ấm để tâm trạng và cơ thể được thư giãn. Lúc này, trẻ sẽ sẵn sàng để chìm vào giấc ngủ.
Hãy bố trí đèn ngủ có ánh sáng mờ để kích thích hormone melatonin. Khi đặt trẻ lên giường, bố mẹ có thể cho con nghe nhạc với âm thanh nhỏ, nhẹ nhàng hoặc kể chuyện cho con. Lúc này, trẻ rất dễ dàng để đi vào giấc ngủ.
Luyện cho trẻ khó ngủ cách phân biệt giữa ngày và đêm
Bạn nên dạy con cách phân biệt giữa ngày và đêm. Trên thực tế, có những trẻ đã thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và duy trì thói quen này ngay cả khi ra đời. Hãy bắt đầu dạy khi con được 2 tuần tuổi.
Vào ban ngày, bạn có thường xuyên trò chuyện và chơi đùa với con, hãy đảm bảo rằng ánh sáng đủ để trẻ có thể dễ dàng nhận thức. Hơn thế nữa, khi về đêm, mọi âm thanh và ánh sáng cần được hạn chế nhất có thể. Việc duy trì này sẽ giúp con có thể phân biệt được giữa ngày và đêm.
Cho trẻ ngủ đúng giờ
Bố mẹ nên tập cho con ngủ đúng giờ với một chu kỳ ngủ thức cố định. Việc này sẽ giúp cho đồng hồ sinh học của trẻ trở nên đều đặn và cải thiện đáng kể. Tập cho con ngủ đúng giờ là cách chữa trẻ khó ngủ về đêm rất hiệu quả.
Giấc ngủ luôn là chiếc chìa khóa vàng để cơ thể bé có thể phát triển toàn diện. Theo các chuyên gia thì con cần ngủ ít nhất từ 10 đến 12 tiếng vì thế, bố mẹ nên quản lý thời gian để trẻ không phải tình trạng như khó ngủ, trằn trọc.
Bảo đảm cảm giác an toàn cho trẻ vào ban đêm
Hầu như trẻ nhỏ nào cũng cảm thấy sợ hãi với bóng tối. Với trường hợp này, bạn có thể dạy con bằng cách khen ngợi hoặc thưởng quà khi bé có thể lên giường. Hơn thế nữa, bố mẹ cũng nên hạn chế cho con xem những hình ảnh, video và âm thanh mang yếu tố kinh dị. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi từ đó, dẫn đến trường hợp khó ngủ.
Bố mẹ nên cho con chơi những hoạt động tích cực như xếp gỗ, ca hát để cải thiện tâm trạng. Có nhiều trẻ sẽ trở nên trằn trọc vì sợ hãi bóng tối vì thế, bạn nên có thể bật đèn ngủ để con cảm thấy tốt hơn.
Trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao? Không gian phòng ngủ yên tĩnh là yếu tố rất quan trọng
Trẻ trằn trọc khó ngủ về đêm phải làm như thế nào? Có thể nguyên nhân sẽ nằm ở không gian nghỉ ngơi. Bố mẹ nên bố trí một phòng ngủ có sự riêng tư, yên tĩnh và ánh sáng sẽ được hạn chế vào ban đêm. Hơn thế nữa, môi trường xung quanh phải luôn thông thoáng và gọn gàng.
Bạn hãy kiểm tra xem phòng ngủ của con có đáp ứng những tiêu chí trên hay không. Bố mẹ nên hạn chế các ánh sáng xanh có từ điện thoại, tablet, TV. Việc có quá nhiều thiết bị điện tử sẽ góp phần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và trì hoãn cơn ngái ngủ.
Cho trẻ tiếp xúc nhiều ánh sáng tự nhiên ban ngày
Cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày, đặc biệt là trong buổi sáng. Lượng ánh sáng sẽ giúp trẻ trở nên tỉnh táo hơn vì nó có thể hạn chế các điều tiết của melatonin. Vì thế, trong chu kỳ ngủ của trẻ, hãy thường xuyên cho con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
Thêm vào đó, nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ giúp cho chu kỳ giấc ngủ được cải thiện đáng kể. Mặc của con sẽ thực hiện điều tiết tốt hơn và vitamin D cũng được tăng cường.
Tránh cho trẻ tiếp xúc đồ ăn hay thức uống chứa Cafein
Cafein đem lại nhiều ảnh hưởng không muốn. Chúng thường có trong soda, trà, socola, cà phê, nước tăng lực,… Bạn không nên con uống những loại thức uống này vào thời điểm chiều hoặc tối. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc.
Trên thực tế, Cafein chính là nguyên nhân làm trì hòa chu kỳ ngủ và thức của trẻ. Khi nạp đồ ăn, thức uống có chứa Cafein vào, trẻ có thể sẽ ngủ ít hơn vì chất kích thích sẽ khiến con không cảm thấy buồn ngủ. Từ đó, đồng hồ sinh học về giấc ngủ cũng dần thay đổi. Vì thế, bố mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với Cafein.
Lời kết
Trẻ khó ngủ luôn là vấn đề được nhiều bố mẹ bỉm sữa quan tâm và mong muốn tìm cách chữa trẻ khó ngủ về đêm nhiều nhất hiện nay. Bạn nên hiểu rõ các nguyên nhân trẻ khó ngủ cũng như phương pháp giảm thiểu việc trằn trọc ở trẻ để có được quá trình nuôi dạy con nhỏ tốt nhất.
Tham khảo thêm bài viết: Kinh nghiệm chọn gối cho trẻ sơ sinh thế nào mới đúng cách?
Samick Furniture – Nằm là thích
Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
Email: samickdesign@gmail.com
Hotline: 0899 306 148
Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn
Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/