• 0899.306.148
  • samickdesign@gmail.com

Nguyên nhân và cách hạn chế bị cong vẹo cột sống 

Cong vẹo cột sống được xem là dị tật vô cùng phổ biến ở lứa tuổi thiếu nhi và giới trẻ hiện nay. Tình trạng này nếu không được nắn chỉnh sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó việc tìm hiểu về nguyên nhân và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa sẽ giúp bảo vệ cột sống và sức khỏe tốt hơn. 

Bài viết sau của Samick sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin rõ hơn về tật cong cột sống, nguyên nhân cũng như các cách hạn chế dị tật này. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!

Tật cong vẹo cột sống để lại hậu quả gì?

Dị tật cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị cong nghiêng sang một bên do nhiều tác nhân gây nên. Tình trạng này thường biểu hiện rõ nét ở giai đoạn tăng trưởng vượt bậc trước tuổi dậy thì từ 10 – 12 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh vẹo cột sống sẽ gây nên nhiều hậu quả như:

Gương mặt không cân đối, lệch cằm

Biến dạng mặt, lệch cằm là hậu quả nghiêm trọng mà cong vẹo cột sống gây nên cho người bệnh
Biến dạng mặt, lệch cằm là hậu quả nghiêm trọng mà cong vẹo cột sống gây nên cho người bệnh

Dị tật cong vẹo cột sống thường khiến cơ thể có nhiều thay đổi bất thường như lệch vai, lệch cằm hay mặt không cân đối. Trong trường hợp tình trạng lệch cột sống quá nghiêm trọng, người bệnh có thể bị rối loạn tư thế, ảnh hưởng tới tim, phổi. 

Bước chân khập khiễng

Dị tật cong vẹo cột sống ảnh hướng đến các bộ phận cơ thể gây mất thăng bằng và bước đi khập khiễng
Dị tật cong vẹo cột sống ảnh hướng đến các bộ phận cơ thể gây mất thăng bằng và bước đi khập khiễng

Cong vẹo cột sống có thể tác động tới các bộ phận trên cơ thể khiến việc đi lại trở nên bất tiện hơn. Trẻ nhỏ bị cong cột sống sẽ có độ dài 2 chân bị lệch nhau gây nên tình trạng bước đi khập khiễng. Đồng thời vai trái và phải không bằng khiến việc giữ thăng bằng gặp khó khăn cũng là hậu quả mà vẹo cột sống gây nên. Nếu cảm thấy cơ thể bị nghiêng sang một bên thì hãy đi khám để được nắn chỉnh và điều trị sớm nhất.

Thường xuyên bị đau lưng

Các cơn đau mỏi lưng xuất hiện tần suất dày đặc nếu cột sống bị nghiêng lệch sang một bên
Các cơn đau mỏi lưng xuất hiện tần suất dày đặc nếu cột sống bị nghiêng lệch sang một bên

Dị tật cong vẹo cột sống mang đến cho người bệnh khả năng bị đau lưng mãn tính nhiều hơn người bình thường. Lúc này phần cột sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các cơn đau nhức lưng thường xuyên. Điều này ít nhiều gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nghiêng đầu

Cột sống cổ bị vẹo theo đường cong của phần xương sống khiến đầu của người bệnh bị lệch sang một bên
Cột sống cổ bị vẹo theo đường cong của phần xương sống khiến đầu của người bệnh bị lệch sang một bên

Người bị cong vẹo cột sống thường có xu hướng bị nghiêng đầu sang một bên trái hoặc phải. Khi xương cột sống không được thẳng như thông thường sẽ kéo theo phần cổ bị lệch sang một bên. Hậu quả gây ra cho người bệnh là mất cân bằng cơ thể và tính thẩm mỹ. 

Nhức đầu ngày càng nhiều 

Cột sống nghiêng vẹo gây chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức đầu, buồn nôn,...
Cột sống nghiêng vẹo gây chèn ép dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức đầu, buồn nôn,…

Nếu bạn cảm thấy thường xuyên đau nhức đầu, cơ thể mất thăng bằng khi đi lại thì hãy nghĩ đến cong vẹo cột sống. Khi cột sống bị cong, các đốt sống và dây chằng sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh. Từ đó gây hẹp và chèn ép động mạch, suy giảm tuần hoàn máu lên vùng não. Khi não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết sẽ dẫn đến nhức đầu, mắc ói, mất ngủ, giảm trí nhớ,…  

Nguyên nhân do đâu?

Triệu chứng cong vẹo cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Vậy thì nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Yếu tố di truyền

Trẻ nhỏ có nguy cơ cong vẹo cột sống cao hơn nếu gia đình đã có người gặp phải dị tật này
Trẻ nhỏ có nguy cơ cong vẹo cột sống cao hơn nếu gia đình đã có người gặp phải dị tật này

Các yếu tố di truyền có quan hệ mật thiết với tật cong cột sống. Nếu trong gia đình có người gặp phải dị tật này thì thế hệ con cháu sẽ có nguy cơ bị vẹo cột sống cao hơn. Theo một số nghiên cứu, tình trạng cong vẹo cột sống cũng có thể do bẩm sinh. Cột sống của thai nhi có thể bị phát triển bất thường do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân độc hại khi mang thai như: 

  • Hóa chất
  • Thực phẩm không an toàn 
  • Thai nhi bị chèn ép
  • Chịu lực tác động mạnh

Thói quen vận động với tư thế không đúng

Thói quen vận động và tư thế ngồi không đúng cách gây nên các cơn đau mỏi và cong cột sống
Thói quen vận động và tư thế ngồi không đúng cách gây nên các cơn đau mỏi và cong cột sống

Nhiều người không biết rằng các thói quen vận động, tư thế vận động không đúng có thể gây nên cong vẹo cột sống. Bộ phận cột sống giữ vai trò chính trong việc nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vậy nên các tác động bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến cột sống của chúng ta. 

Nhất là khi cơ thể có thói quen và tư thế vận động không đúng cách. Điển hình như việc khiêng vác đồ nặng, cúi xuống lấy đồ, xoay lưng mạnh,… đều có thể làm vẹo cột sống. Đặc biệt ở độ tuổi học sinh, bàn ghế quá thấp, ngồi học sai tư thế, mang cặp nặng cũng tác động tới cột sống của trẻ. 

Mang thai

Mang thai những tháng cuối có thể ảnh hưởng tới cột sống mẹ bầu
Mang thai những tháng cuối có thể ảnh hưởng tới cột sống mẹ bầu

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc phải tình trạng đau mỏi lưng và cong vẹo cột sống. Bởi vì khi trọng lượng thai nhi tăng lên, phần cột sống của mẹ bầu có thể bị chèn ép và cong vẹo. Ngoài ra khi mang thai, việc giữ thăng bằng cũng khó khăn hơn bình thường. Từ đó mẹ bỉm thường có xu hướng nghiên mình ngược về sau khi đi lại. Hậu quả gây nên là căng cơ lưng, nhức mỏi và nghiêng vẹo cột sống sang một bên. 

Khiêng vác nặng thời gian dài

Hoạt động khiêng vác nặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau lưng và cong vẹo cột sống
Hoạt động khiêng vác nặng trong thời gian dài sẽ dẫn đến đau lưng và cong vẹo cột sống

Nếu thường xuyên thực hiện những động tác quá sức, khiêng vác nặng thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống. Việc này được lý giải do những tác động từ bên ngoài khiến cột sống liên tục chịu áp lực và tổn thương vùng đĩa đệm. Từ đó gây nên cong vẹo, thoái hóa cột sống, gai đốt sống, đĩa đệm,… 

Ảnh hưởng của những bệnh lí về thần kinh và cơ xương khớp

Cột sống có thể bị biến dạng bất thường bởi những vấn đề về thần kinh
Cột sống có thể bị biến dạng bất thường bởi những vấn đề về thần kinh

Một số vấn đề liên quan đến thần kinh cơ xương khớp như teo cơ, loạn dưỡng cơ, bại não có thể gây nên những bất thường vùng cột sống. Điển hình nhất là dị tật cong vẹo cột sống ở người mắc bệnh. Lúc này các dây thần kinh và cơ bắp không còn khả năng duy trì cột sống và ảnh hưởng đến tủy sống. Do đó những ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh, cơ xương khớp cũng sẽ dẫn đến vẹo cột sống. 

Bị cong vẹo cột sống nên làm gì?

Khi gặp phải tình trạng cong vẹo cột sống, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để điều chỉnh cột sống tốt hơn.

Điều chỉnh tư thế ngồi

Áp dụng tư thế ngồi đúng, vận động nhẹ để cơ thể và cột sống được thả lỏng
Áp dụng tư thế ngồi đúng, vận động nhẹ để cơ thể và cột sống được thả lỏng

Khi ngồi học và làm việc, cơ thể phải duy trì một tư thế trong thời gian dài mỗi ngày. Điều này gây nên những tác động không tốt tới cột sống nếu ngồi sai tư thế. Vì thế hãy điều chỉnh tư thế ngồi như sau: 

  • Giữ cơ thể thoải mái khi ngồi. Đảm bảo phần mông chạm lưng ghế và trọng lượng cơ thể phân bổ đều hai bên hông. 
  • Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn về phía trước, thả lỏng vai, không gồng cổ 
  • Giữ khuỷu tay theo hình chữ L ở hai bên cánh tay 
  • Đầu gối tạo góc 90 độ hoặc bắp chân 
  • Đảm bảo cẳng tay và đầu gối song song sàn nhà 
  • Giữ chân bằng phẳng và đặt thoải mái trên sàn, khu vực để chân 

Đồng thời nên đứng dậy đi lại 1 – 2 phút để cơ thể được thoải mái sau khi ngồi làm việc thời gian dài. 

Tập môn thể dục tốt cho cột sống

Các bài tập yoga có vai trò hỗ trợ cột sống và giúp cơ thể được dẻo dai
Các bài tập yoga có vai trò hỗ trợ cột sống và giúp cơ thể được dẻo dai

Các bài tập thể dục  luôn có khả năng hỗ trợ điều trị tuyệt vời với những người bị cong vẹo cột sống nhẹ. Người bệnh có thể chủ động thực hiện những bài tập làm chậm độ cong của cột sống. Ngoài ra các bài yoga, pilates còn có công dụng giảm đau nhức vùng lưng, cột sống. Với những bài tập này, người bệnh có thể hỗ trợ dị tật cong cột sống, sức khỏe dẻo dai và tinh thần sảng khoái. 

Ngủ với dáng nằm đúng và nâng đỡ cho cột sống

Nằm ngủ đúng tư thế vừa giúp cơ thể thoải mái và ngăn ngừa tình trạng cong cột sống
Nằm ngủ đúng tư thế vừa giúp cơ thể thoải mái và ngăn ngừa tình trạng cong cột sống

Các chuyên gia hàng đầu luôn khuyến khích mọi người nằm ngủ đúng tư thế trên những dòng nệm nâng đỡ hoàn hảo. Tư thế ngủ tốt nhất cho sống lưng chính là tư thế tai, vai, hông thẳng hàng. Hãy áp dụng tư thế ngủ như nằm nghiêng trái, nằm ngửa và hạn chế nằm sấp. Đồng thời khi nằm nên kê chiếc gối nhỏ dưới đầu gối để giảm áp lực lên cột sống. Gối kê đầu cùng cần có chiều cao và độ êm ái phù hợp để duy trì đường cong tự nhiên của cổ, vai. 

Lưu ý khi xoay mình không nên uống cong hay vặn thắt lưng. Đồng thời luôn giữ cho tai, vai, hông thẳng hàng khi nằm ngủ ở mọi tư thế. Ngoài ra việc lựa chọn chất liệu và cấu trúc nệm ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị cong vẹo cột sống. 

Nệm lò xo túi độc lập Samick có cấu trúc nâng đỡ hoàn hảo với đường cong tư nhiên của cột sống
Nệm lò xo túi độc lập Samick có cấu trúc nâng đỡ hoàn hảo với đường cong tư nhiên của cột sống

Dòng nệm lò xo túi độc lập Samick đã và đang trở thành dòng nệm êm ái và nâng đỡ hàng đầu hiện nay. Cấu trúc lò xo túi độc lập có độ đàn hồi cao cùng tính năng ôm sát theo đường cong tự nhiên của cơ thể. Khả năng phân bổ trọng lượng cơ thể tạo cảm giác thoải mái suốt đêm dài. Nệm lò xo Samick được đánh giá là dòng nệm bảo vệ cột sống và hỗ trợ giấc ngủ ngon cho mọi khách hàng. 

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập vào thông tin bên dưới: 

Samick Furniture – Nằm là thích 

Địa chỉ: Số 21, Đường số 4, KP.5, Khu đô thị An Phú, TP. Thủ Đức

Email: samickdesign@gmail.com 

Hotline: 0899 306 148

Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn

Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/

Bài liên quan

nem foam samick

NỆM FOAM CÓ BỀN KHÔNG?

Khi nhắc đến các sản phẩm nệm hiện nay thì dòng nệm Foam đã trở thành một lựa chọn khá phổ biến của người tiêu...
Xem thêm →
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Instagram Zalo Youtube
0899306148