Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ nhỏ trong 5 năm đầu. Trẻ khó ngủ, quấy khóc về đêm thường không có sự tập trung và phát triển như các em bé khác. Do đó các mẹ cần biết những nguyên nhân trẻ bị khó ngủ để tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Vậy vì đâu khiến bé yêu của bạn khó ngủ và cách khắc phục tình trạng như thế nào? Hãy cùng Samick giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Trẻ khó ngủ thiếu chất gì?
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp não bộ phát triển và thực hiện tốt chức năng điều chỉnh giấc ngủ của bé. Khi ngủ, vỏ não sẽ ức chế tất cả các hoạt động của não về ý thức (hệ thần kinh vận động) và đảm nhận thêm chức năng điều khiển hoạt động vô thức (hệ thần kinh thực vật). Việc điều chỉnh giấc ngủ được xem là một trong những hoạt động phức tạp nhất của não bộ trẻ nhỏ.
Vậy trẻ khó ngủ thiếu chất gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và sữa mẹ có thể tác động đến các hoạt động của hệ thần kinh còn non nớt của trẻ. Khi trẻ khó ngủ, cơ thể trẻ có thể bị thiếu đi lượng chất sắt, magie, canxi… cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều khiển giấc ngủ của não bộ và gây nên chứng khó ngủ ở trẻ nhỏ.
Trong đó chất sắt góp phần rất quan trọng với những giấc ngủ của bé yêu. Khi trẻ khó ngủ do thiếu sắt, trẻ có thể bị giật chân liên tục trong vô thức gây cảm giác mệt mỏi khi thức dậy. Vì vậy trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ ít vào ban đêm.
Một số nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm
Ngoài việc thiếu một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì một số nguyên nhân trẻ khó ngủ khác cũng nên được các bậc phụ huynh nắm rõ. Cụ thể như sau:
Trẻ bị khó ngủ vì sinh lý giấc ngủ
Các chuyên gia về giấc ngủ chỉ ra rằng một giấc ngủ thường chia thành 2 giai đoạn chính là:
- Rapid Eye Movement (REM)
- Non Rapid Eye Movement (Non – REM)
Với những người trưởng thành thì giai đoạn Non-REM sẽ chiếm 75% tổng thời gian ngủ còn 25% thời gian còn lại là giai đoạn REM. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì hai giai đoạn này có thời gian xấp xỉ bằng nhau.
Các cơ quan hô hấp tăng cường hoạt động ở giai đoạn REM khiến trẻ nhỏ thở nhanh và nhịp tim tăng theo. Lúc này trẻ có thể dễ dàng bị đánh thức chỉ bằng một cử chỉ nhẹ. Có thể thấy rằng, giai đoạn REM trong giấc ngủ của trẻ chiếm nhiều thời gian hơn so với người trưởng thành. Vì vậy khi bị thức giấc giữa đêm, trẻ trằn trọc khó ngủ, bị giật mình và quấy khóc là điều khó tránh khỏi.
Xem thêm: Giấc ngủ REM là gì? 4 cách để xây dựng giấc ngủ REM hiệu quả
Trẻ trằn trọc khó ngủ do bệnh lý
Trong một số trường hợp, trẻ khó ngủ về đêm còn cảnh báo một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp
Trẻ nhỏ có sức đề kháng còn non nớt nên không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy các em bé nhỏ rất dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm mũi, viêm phổi và phế quản… Khi bị mắc bệnh, trẻ thường thở khò khè, khó thở và cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ khó ngủ và quấy khóc vào ban đêm.
- Thiếu vi chất
Khi cơ thể không được dung nạp lượng chất dinh dưỡng sắt, kẽm, magie, protein cần thiết thì trẻ sẽ bị còi xương, chậm phát triển. Điều này cũng khiến cơ thể trẻ luôn mệt mỏi, ngủ không sâu giấc và hay buồn ngủ vào ban ngày. Việc thiếu vi chất sẽ khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
- Mắc bệnh béo phì:
Bệnh béo phì, thừa cân ở trẻ có thể khiến đường thở bị phì đại, gây khó khăn cho đường hô hấp hoạt động bình thường khiến trẻ rất khó đi sâu vào giấc ngủ và dễ bị khó ngủ vào ban đêm.
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ khó ngủ
Các bậc cha mẹ nên biết rõ các nguyên nhân trẻ khó ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho sự phát triển của con mỗi đêm. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giấc ngủ của trẻ:
- Trẻ bị mộng du, hay bị giật mình và tỉnh giấc giữa đêm khiến trẻ khó ngủ trở lại hoặc ngủ không sâu.
- Trẻ bị khó ngủ còn do quấy khóc, tã và bỉm bị ướt, giường chiếu và quần áo không đảm bảo vệ sinh khiến con ngứa ngáy, khó chịu.
- Ánh sáng trong phòng ngủ quá sáng, nhiệt độ phòng quá nóng hay lạnh cũng khiến trẻ trằn trọc khó ngủ.
- Môi trường xung quanh ồn ào, nhiều tiếng động khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.
- Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, không bú đủ sữa nên nhanh đói vào ban đêm cũng gây nên tình trạng khó ngủ.
- Các loại đồ uống soda, nước tăng lực chứa một lượng lớn caffein có thể gây nên chứng khó ngủ ở trẻ nếu cha mẹ cho con uống nhiều.
- Một số bệnh rối loạn thần kinh, rối loạn giấc ngủ như hen suyễn, ngạt mũi do dị ứng, ngứa da do chàm có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị chứng tăng động giảm chú ý, chống co giật ở trẻ…
Trẻ khó ngủ phải làm sao?
Nhiều bậc phụ huynh đặt ra câu hỏi trẻ khó ngủ phải làm sao để cải thiện giấc ngủ mỗi đêm cho con. Dưới đây là 3 giải pháp siêu hiệu quả và đơn giản giúp bé yêu nhà bạn có những giấc ngủ sâu và ngon cho sự phát triển của con.
Tạo thói quen ngủ ngoan
Khi trẻ có những dấu hiệu buồn ngủ như mắt lim dim, ngáp, kéo tai, chớp mặt liên tục… thì bạn nên để trẻ lên giường ngủ. Khi cơn buồn ngủ kéo đến mà trẻ không được ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, trẻ khó ngủ và cáu gắt. Do đó hãy xây dựng ru con ngủ ngay khi con buồn ngủ để giấc ngủ đến nhanh hơn. Đồng thời có thể tạo dựng một số thói quen ngủ ngoan như sau:
- Không đọc sách, làm bài tập hoặc xem điện thoại trên giường. Đảm bảo trẻ chỉ sử dụng giường cho việc ngủ
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. Áp dụng giờ ngủ khoa học để cải thiện giấc ngủ
- Tránh xa các sản phẩm đồ uống chứa caffein từ 4-6 giờ trước khi ngủ (socola, trà, nước tăng lực…)
- Không để cơ thể quá đói hay quá no trước khi đến giờ ngủ.
- Không chơi game, sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ
Đồng thời cha mẹ hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ được đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh phù hợp để con dễ ngủ hơn. Chú ý đến khoảng giờ ngủ trưa và khuyến khích trẻ có lối sống năng động, vui vẻ.
Tập cho trẻ cách phân biệt ngày, đêm
Có thể bạn chưa biết, nhiều trẻ nhỏ có thói quen thức đêm ngay khi còn trong bụng mẹ. Do đó đến khi sinh ra, thói quen này vẫn được nhiều bé áp dụng mỗi đêm. Điều này khiến con quấy khóc, căng thẳng và cha mẹ mệt mỏi mỗi khi đến giờ ngủ.
Để khắc phục triệt để tình trạng này, các mẹ nên xây dựng lịch trình nghỉ ngơi phù hợp cho con. Không nên để con ngủ quá nhiều vào ban ngày và nên chơi đùa, nói chuyện với con càng nhiều càng tốt.
Trẻ khó ngủ ban đêm có thể còn do bú không đủ. Nên để trẻ bú đủ sữa trước giờ ngủ để trẻ không bị đói và thức giấc trong đêm.
Luyện cho trẻ cách tự ngủ
Nhiều bậc phụ huynh vô tình tạo những thói quen xấu cho trẻ ngay khi còn bé. Điển hình là khi trẻ buồn ngủ, cha mẹ thường bế và hát ru đến khi con thiu thiu ngủ mới đặt xuống nôi, giường.
Điều này khiến trẻ nghĩ rằng chỉ ngủ khi được bế, đưa võng, lắc nôi. Nếu không được bế bồng, đung đưa thì sẽ quấy khóc và không chịu ngủ khiến trẻ khó ngủ. Luyện cho trẻ cách tự ngủ là cho con tự ngủ trên giường, nôi ngay khi buồn ngủ.
Trẻ khó ngủ, quấy khóc về đêm thường khiến các bậc phụ huynh căng thẳng và mệt mỏi. Do đó hãy tập cho con cách tự ngủ để con chủ động hơn trong việc ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên nếu trẻ khó ngủ liên tục, quấy khóc, xuất hiện dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ khoa Nhi tư vấn.
Các mẹ nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ giường ngủ, mặc cho con những bộ quần áo rộng rãi và thoáng mát. Có thể cho bé cầm nắm các món đồ chơi yêu thích để giúp bé chìm sâu vào giấc ngủ hơn.
Đặc biệt lựa chọn nệm ngủ êm ái và phù hợp sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và nhanh chóng ngủ sâu mỗi đêm. Một trong những dòng nệm cho bé yêu được các cha mẹ tin dùng là nệm lò xo nâng đỡ và bảo vệ cột sống của con.
Xem thêm: Nệm cho bé ngủ riêng ở đâu tốt nhất? Kinh nghiệm chọn nệm tốt cho bé
Kinh nghiệm mua nệm cho bé sơ sinh tốt nhất mẹ nên biết
Nệm lò xo Samick chăm sóc giấc ngủ con yêu
Nệm lò xo Samick Highend Eurotop và Transform Basic mang đến những giấc ngủ trọn vẹn cho sự phát triển của con. Ứng dụng hệ thống lò xo túi độc lập cao cấp nâng đỡ toàn bộ cơ thể và giữ cho cột sống non nớt của trẻ trong tư thế cân bằng thoải mái.
Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu có thể do bị kích ứng vải bọc hoặc chất liệu nệm không an toàn với làn da và sức khỏe. Nệm lò xo cao cấp của Samick sử dụng chất liệu vải Tencel và vải len Knit từ sợi gỗ thiên nhiên thân thiện với làn da của trẻ nhỏ.
Đối với những trẻ khó ngủ, những tiếng ồn hay cử động nhỏ nhất có thể khiến trẻ bị tỉnh giấc hoặc giật mình. Với cấu trúc lò xo túi độc lập có tác dụng giảm ma sát và chuyển động trên nệm.
Do đó nệm lò xo túi độc lập Samick sẽ không gây nên tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Bé yêu của bạn sẽ có những giấc mơ đẹp nhất khi say giấc trên chiếc nệm lò xo Samick êm ái và thoáng mát.
Xem thêm:Nệm lò xo túi hút chân không – Lựa chọn tối ưu cho giấc ngủ
Nệm cao su hay nệm lò xo tốt hơn?
Samick Furniture – Nằm là thích
Địa chỉ: Số 14, Đường 34B, Phường An Phú, TP. Thủ Đức
Email: samickdesign@gmail.com
Hotline: 0899 306 148
Fanpage: https://www.facebook.com/samickmall.vn
Instagram: https://www.instagram.com/samick.vietnam/